Tech News, Magazine & Review
Thứ Bảy, Tháng Ba 25, 2023
  • HOME
  • TIÊU ĐIỂM
  • THỜI SỰ
  • PHÁP LUẬT
    • TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
  • KINH TẾ
    • THỊ TRƯỜNG
  • DOANH NHÂN
  • GIAO THÔNG
  • MÔI TRƯỜNG
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • MULTIMEDIA
  • ĐẸP+
  • HOME
  • TIÊU ĐIỂM
  • THỜI SỰ
  • PHÁP LUẬT
    • TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
  • KINH TẾ
    • THỊ TRƯỜNG
  • DOANH NHÂN
  • GIAO THÔNG
  • MÔI TRƯỜNG
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • MULTIMEDIA
  • ĐẸP+
PHÁP LUẬT THỊ TRƯỜNG
No Result
View All Result
  • HOME
  • TIÊU ĐIỂM
  • THỜI SỰ
  • PHÁP LUẬT
  • KINH TẾ
  • DOANH NHÂN
  • GIAO THÔNG
  • MÔI TRƯỜNG
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • MULTIMEDIA
  • ĐẸP+
Home MÔI TRƯỜNG

Sống trong ô nhiễm ở TPHCM: Nhà thủng không muốn sửa, đi ngủ phải xoa dầu

09:09 - 12/09/2022
in MÔI TRƯỜNG, MULTIMEDIA
A A
Rachxuyentamgiam-41-1655366837180-crop-1660643733797

Sau thông tin TPHCM quyết tâm tái khởi động dự án hồi sinh rạch Xuyên Tâm, người dân sinh sống tại khu vực một lần nữa đứng trước hy vọng thoát khỏi cảnh quy hoạch treo.

Bài viếtliên quan

Info_1.png

10 vụ án trọng điểm sẽ kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm trong năm 2023

2 tháng ago

Khả năng xuất hiện lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế-Khánh Hòa

3 tháng ago

Đảo du lịch Bình Ba ngập rác thải

3 tháng ago

20 năm qua, sau những lần ngưng rồi tái thực hiện dự án, người dân sinh sống ven tuyến rạch Xuyên Tâm (TPHCM) trải qua bằng đó thời gian thấp thỏm. Nhà cửa ẩm thấp, xuống cấp nhưng họ lo sợ cảnh nay làm nhà, mai giải tỏa nên chấp nhận sống tạm bợ.

Sau những trận mưa như xối nước của cao điểm mùa mưa năm 2022, đoạn đường nhỏ nằm sát rạch Cầu Bông (quận Bình Thạnh) trở nên khác biệt đối với phần còn lại của khu vực nội đô thành phố. Người dân của xóm lao động phải trải qua 2 nỗi khổ, từ những vũng nước đọng trên con đường vốn chật hẹp, và từ sự ô nhiễm của dòng nước đen, một phần của tuyến rạch Xuyên Tâm.

Như mọi năm, chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (50 tuổi) lại nghĩ đến chuyện sửa nhà vì trần dột, sàn ngập nước bẩn. Mong muốn tưởng chừng đơn giản ấy đã ám ảnh chị 7 năm, sau “cuộc đánh đổi” để chuyển về đây sinh sống. Nhưng, chị chưa bao giờ đủ dũng cảm để thực hiện.

Sống trong ô nhiễm ở TPHCM: Nhà thủng không muốn sửa, đi ngủ phải xoa dầu - 1
Sau hơn 20 năm, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm vẫn nằm trên trang giấy (Ảnh: Hoàng Giám).

Từ năm 2002, dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch Xuyên Tâm được UBND TPHCM phê duyệt. Cũng từ thời điểm đó, người dân cư ngụ bên cạnh hơn 8km tuyến rạch chính trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Người mừng vì sắp được đón nhận cuộc sống mới, mừng vì con kênh thối sắp được lột xác, nhưng cũng có người lo sẽ không còn được sinh sống tại nơi đã gắn bó từ thuở nhỏ, lo về chuyện căn nhà – tài sản tích góp hàng chục năm – không được đền bù thỏa đáng.

Cuộc đánh đổi

Năm 2015, thị trường bất động sản tại TPHCM đón nhận cơn sốt giá đất lớn, khu vực quận Bình Thạnh từng bước mang dáng dấp của một đô thị mới, đầy khởi sắc với hàng loạt công trình, khu dân cư lớn mọc lên. Mang theo niềm hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, chị Hằng cùng chồng dùng số tiền tích góp trong hơn 20 năm dành dụm để mua căn nhà nằm cạnh rạch Cầu Bông.

“Căn nhà này tôi mua với 600 triệu, diện tích rộng, đủ cho cả gia đình và là món hời thời điểm đó. Với đồng lương của người lao động chân tay, tôi không mong gì hơn sau hơn 20 năm phải ở nhà trọ”, chị Hằng kể.

Sống trong ô nhiễm ở TPHCM: Nhà thủng không muốn sửa, đi ngủ phải xoa dầu - 2
Những ngôi nhà ven rạch Xuyên Tâm là nơi ở của những người lao động nghèo tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Giám).

Căn nhà nằm ven rạch được chị Hằng mua bằng giấy viết tay, do thuộc phạm vi dự án treo, nên không thể cấp sổ đỏ. Nhưng để có nơi đáp ứng sinh hoạt cho 7 người trong gia đình, chị chấp nhận sự đánh đổi đó.

Từ thời điểm chị Hằng cùng gia đình chuyển về đây sinh sống, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm đã được báo chí, người dân trong khu vực nhắc tới nhiều lần. Sau những đoàn khảo sát tới đo đạc, nghiên cứu thực trạng, cuộc sống người dân tại đây vẫn không có gì thay đổi.

7 năm qua, khi mùa mưa bước vào những ngày cao điểm, gia đình chị Hằng lại bàn nhau chuyện sửa nhà, nâng nền để ngăn dòng nước hôi thối ngập vào tận phòng ngủ. Nhưng rồi, đồng lương của người lao động ngăn cản mọi dự tính, chị không đủ can đảm để tiếp tục đánh đổi lần nữa.

Sống trong ô nhiễm ở TPHCM: Nhà thủng không muốn sửa, đi ngủ phải xoa dầu - 3
Mở cửa ra là gặp dòng nước ô nhiễm, mong muốn sửa nhà ám ảnh chị Hằng suốt 7 năm qua (Ảnh: Quang Huy).

“Nâng nền, chống dột, cải tạo lại cả căn nhà phải tốn cũng cả trăm triệu. Nếu cải tạo nhà xong cả gia đình tiếp tục sống tại đây nhiều năm nữa thì không vấn đề gì. Nhưng nếu nay làm xong, mai dự án được thực hiện, thì chúng tôi không đành lòng”, chị Hằng bày tỏ.

Không chỉ gia đình chị Hằng, phân vân, thấp thỏm chờ ngày thực hiện dự án là tâm trạng của tất cả hộ dân cư trú ven con rạch Xuyên Tâm. Tình trạng lụp xụp, xuống cấp, ẩm thấp là điểm chung của các hộ dân sống cạnh con rạch ô nhiễm nặng nhất TPHCM. Năm này qua năm khác, những cư dân tại khu vực gần trung tâm thành phố vẫn kiên nhẫn chống chọi với thời gian bằng những mái tôn thủng dột, những chiếc ván gỗ dần mục ruỗng.

Sống tại khu vực cửa ngõ vào trung tâm, người dân ven rạch Xuyên Tâm chứng kiến sự chuyển mình từng ngày của TPHCM. Nhưng nơi họ sống, hàng chục năm trôi qua, vẫn không có gì thay đổi.

Cảnh ô nhiễm ngày càng kinh khủng

Chị Kim Hiền (27 tuổi) là một trong số những cư dân sinh sống ven con rạch từ thuở nhỏ. Người phụ nữ thuật lại lời kể của ba mẹ mình lúc trước rằng, con rạch vốn trong xanh, là nơi thả rau muống, lũ trẻ có thể xuống tắm mỗi chiều.

“Nhưng từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ thấy dòng nước càng thêm đen và ô nhiễm. Nhưng ở riết rồi cũng thành quen, cả nhà đành chấp nhận điều đó”, chị Hiền thở dài.

Căn bếp của gia đình chị Hiền cũng là nơi nhìn thẳng ra dòng kênh đen kịt. Mỗi khi trời nắng, nước rút, hàng tấn rác ứ đọng, không lối thoát tạo nỗi kinh hoàng cho bất kỳ ai chứng kiến. Khi trời mưa, triều cường lên, người dân buộc phải chấp nhận tình trạng nước bẩn tràn vào nhà, ngập bàn chân.

Sống trong ô nhiễm ở TPHCM: Nhà thủng không muốn sửa, đi ngủ phải xoa dầu - 4
Người dân sống ven rạch Xuyên Tâm buộc phải chung sống với dòng nước ô nhiễm (Ảnh: Quang Huy).

“Đồ điện, đồ gia dụng trong nhà như tivi, máy lạnh thỉnh thoảng lại hư hơn do hơi rác bốc lên từ kênh rạch. Sức khỏe của 2 đứa trẻ cũng là điều khiến tôi băn khoăn”, chị Hiền lo lắng.

Đối với người dân sinh sống bên cạnh dòng nước đen, mùa mưa, họ phải chịu cảnh nước bẩn tràn vào nhà, nhưng ít nhất, khứu giác, thị giác của họ cũng được thảnh thơi phần nào. Hàng tấn rác tạm thời bị dòng nước mưa phủ lấp phía trên, mùi hôi thối kinh hoàng được nước mưa khỏa lấp.

Chị Thanh (41 tuổi), một trong những người thuê trọ với mức giá rẻ tại đây cho biết, ngày nắng, nước rút, dầu gió, dầu thơm là thứ không thể thiếu đối với từng gia đình. Mùi hôi thối của rác lưu cữu lâu ngày xộc lên cánh mũi, dưới lòng sông, từng đống rác thải xen lẫn bùn đen khiến bất kỳ ai qua đây cũng phải lắc đầu ngao ngán.

Sống trong ô nhiễm ở TPHCM: Nhà thủng không muốn sửa, đi ngủ phải xoa dầu - 5
Nước rút để lộ hàng tấn rác cùng bùn đen kịt dưới lòng rạch Xuyên Tâm (Ảnh: Hoàng Giám).

“Về tới nhà là phải xoa dầu lên cánh mũi, đêm ngủ cũng phải có mùi dầu để át mùi hôi thối. Người dân về đây sinh sống ngày càng đông, chất thải cứ thể dồn xuống dòng nước, không lối thoát thì làm sao bớt ô nhiễm được”, nữ công nhân chia sẻ.

Sau 20 năm kể từ khi được phê duyệt, việc cải tạo rạch Xuyên Tâm vẫn chỉ nằm trên trang giấy. Những thông tin nhỏ giọt, lúc triển khai, lúc tạm ngừng khiến niềm tin của họ về ngày con rạch chết được hồi sinh càng mù mờ.

Bao giờ hồi sinh con rạch chết?

Tháng 6, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, đã thống nhất chủ trương thành lập Tổ công tác nghiên cứu chuẩn bị thực hiện dự án Rạch Xuyên Tâm. Sau khi hoàn thành phần việc trên, công tác lập báo cáo tiền khả thi dự án Rạch Xuyên Tâm sẽ được triển khai ngay.

Gần đây nhất, người đứng đầu chính quyền thành phố cũng chỉ đạo các sở, ngành rà soát, giải quyết các tồn đọng của rạch Xuyên Tâm trong tháng 8. Ông Phan Văn Mãi đặt mục tiêu thông qua chủ trương đầu tư dự án vào cuối năm 2022.

Sống trong ô nhiễm ở TPHCM: Nhà thủng không muốn sửa, đi ngủ phải xoa dầu - 6
Rạch Xuyên Tâm bắt đầu từ đoạn giao với kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (quận Bình Thạnh) kéo dài đến sông Vàm Thuật, quận Gò Vấp (Ảnh: Hoàng Giám).

Khi nghe những thông tin này, người dân sinh sống ven con rạch một lần nữa trải qua những tâm trạng trái ngược. Sau nhiều lần rục rịch rồi lại đứng yên, mốc thời gian được chính quyền đưa ra lần này khiến họ không khỏi hoài nghi.

“Thông tin về rạch Xuyên Tâm đến nay tôi mới chỉ nghe qua tin đồn, hoặc thông tin từ báo chí. Phía chính quyền địa phương chưa trực tiếp nói chuyện hay lấy ý kiến từ người dân”, chị Kim Hiền thắc mắc.

Lần cuối cùng chị Hằng và gia đình nghe thông tin chính thức về việc cải tạo rạch Xuyên Tâm đã cách đây gần 4 năm. Thời điểm đó, đoàn khảo sát của thành phố có tới đo đạc thực địa từng hộ dân. Nhưng sau đó, dự án vẫn bất động đến tận bây giờ.

Tuy nhiên, hầu hết người dân đang ngày ngày chịu ảnh hưởng bởi dòng kênh ngập rác đều chung ý kiến, đã đến lúc, thành phố cần cải thiện khẩn cấp môi trường tại khu vực này. Điều họ còn băn khoăn là cách thức thực hiện, và quyền lợi của họ được đảm bảo ra sao.

Sống trong ô nhiễm ở TPHCM: Nhà thủng không muốn sửa, đi ngủ phải xoa dầu - 7
Người dân tại khu vực cùng chung nguyện vọng ngày con rạch chết được hồi sinh (Ảnh: Hoàng Giám).

“Người dân tại đây chắc ai cũng có nguyện vọng về ngày con rạch được cải tạo, hết ô nhiễm. Nhưng mặt khác, khi thực hiện dự án, chính quyền cần có phương án đền bù thỏa đáng, đủ để cho người dân có nơi ở mới tốt hơn, ổn định cuộc sống hơn. Khi đó, chắc chắn ai cũng đồng thuận thôi”, chị Hằng bày tỏ.

Đánh giá về tầm quan trọng của dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, khẳng định, đây là một trong những điều thành phố cần nỗ lực phấn đấu để kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Bởi lẽ đó, rạch Xuyên Tâm không chỉ mang ý nghĩa của một dự án đơn thuần.

“Rạch Xuyên Tâm sau khi hoàn thành sẽ là mô hình để thành phố giải quyết vấn đề rất lớn đó là nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở thiếu an toàn và vệ sinh môi trường. Dự án còn là hình mẫu để thành phố kết hợp giữa chỉnh trang môi trường gắn với chỉnh trang đô thị, giao thông, nhà ở ven và trên kênh rạch tại nhiều khu vực khác”, ông Phan Văn Mãi chia sẻ.

Với vị trí địa lý tựa vào dòng sông Sài Gòn, hệ thống kênh rạch, chằng chịt được ví như những mạch máu của TPHCM trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Một lần nữa, chính quyền thành phố đã thể hiện rõ quyết tâm thay màu cho rạch Xuyên Tâm, một “mạch máu đang mang trọng bệnh” của thành phố lớn nhất cả nước.

Việc cải tạo tuyến rạch dài 8,2km, đi qua 2 quận Bình Thạnh, Gò Vấp, với khoảng 6.500 ngôi nhà bị ảnh hưởng chắc chắn là bài toán không dễ đối với TPHCM. Nhưng, sau hơn 20 năm ngập trong rác thải và sự ô nhiễm nặng nề, việc thay đổi diện mạo cho con rạch nằm ngay cạnh trung tâm thành phố là điều không thể trì hoãn.

Sống trong ô nhiễm ở TPHCM: Nhà thủng không muốn sửa, đi ngủ phải xoa dầu - 8

QUANG HUY

Nguồn: dantri.com.vn
Thẻ: ô nhiễmô nhiễm kênh rạchpháp luật thị trườngquy hoạch treorạch xuyên tâmTP.HCM
Bài trước

Cuối năm nay, Việt Nam hoàn thành thêm 4 dự án cao tốc

Bài sau

Phát triển nhà xã hội: Nhiều địa phương chưa quan tâm, doanh nghiệp “thờ ơ”

Bài viết cùng chuyên mục

Info_1.png

10 vụ án trọng điểm sẽ kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm trong năm 2023

2 tháng ago
Muato-448

Khả năng xuất hiện lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế-Khánh Hòa

3 tháng ago
3-chot-trang-3-1670937079138372980301

Đảo du lịch Bình Ba ngập rác thải

3 tháng ago
Dai_hoc_va_truong_dai_hoc.png

Đại học và trường đại học khác nhau như thế nào?

4 tháng ago
Vungbien-7608

Cảnh báo gió giật cấp 8-9, sóng biển cao 4-6m trên nhiều vùng biển

4 tháng ago
Edit-ca-chet-ho-tay12-1669175643662700909123

Cá chết nổi trắng Hồ Tây, hàng quán ế ẩm, dân lo mất ăn mất ngủ

4 tháng ago
13-06-1668434635320581631341

Ồ ạt hút cát, đất biến thành sông

4 tháng ago
Infographic_11_van_kien

11 thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia

4 tháng ago
Img-4074_upam

Giải pháp công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế

5 tháng ago
313905889-1459777791098269-513594990671559851-n-401

Liên ngành Hà Nội kết luận nguyên nhân cá chết ở Hồ Tây

5 tháng ago
Xem thêm
Bài sau
Bds-4-1654242298071

Phát triển nhà xã hội: Nhiều địa phương chưa quan tâm, doanh nghiệp "thờ ơ"

Img9592-1662945569313351455029-3821

Thủ tướng: Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy còn hạn chế, bất cập

Tai_0835

Nguyễn Thị Thảo đăng quang Hoa hậu Doanh nhân Toàn cầu 2023

bởi An Nhiên
23/03/2023
0

Hoa hậu Doanh nhân Toàn cầu 2023, đã có một đêm chung kết nhiều cảm xúc khi Nguyễn Thị Thảo...

Img-bgt-2021-a45fc664-0237-49ce-b0a0-90a45b16d747-1675698162-width630height330

Giá vàng hôm nay 7/2: Giảm mạnh

bởi An Nhiên
07/02/2023
0

Giá vàng hôm nay 7/2: Giá vàng trong nước tiếp đà giảm giá, vàng thế giới tăng 6,29 USD so với...

Img-bgt-2021-gia-dau-1675731156-width630height354

Giá xăng dầu hôm nay 7/2: Bật tăng khi kỳ vọng tăng tiêu thụ ở Trung Quốc

bởi An Nhiên
07/02/2023
0

Giá xăng dầu hôm nay 7/2: WTI ngưỡng 74,46 USD/thùng, dầu Brent 80,90 USD/thùng. Cập nhật giá xăng dầu đầu...

Img-bgt-2021-vp-1675685485-width1280height720

Bắt giữ hàng loạt cán bộ nhận tiền “bôi trơn” để làm sổ đỏ nhanh

bởi An Nhiên
07/02/2023
0

13 đối tượng là cán bộ địa chính, cán bộ thuế và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bị...

Trung tâm Truyền hình Pháp luật Thị trường
Đ/c: 357 Nguyễn Lương Bằng, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Hợp tác truyền thông: Liên hệ 0765.65.66.67
Email: phapluattt247@gmail.com
Cơ quan chủ quản Công ty Truyền thôngPháp luật Thị trường

  • HOME
  • TIÊU ĐIỂM
  • THỜI SỰ
  • PHÁP LUẬT
  • KINH TẾ
  • DOANH NHÂN
  • GIAO THÔNG
  • MÔI TRƯỜNG
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • MULTIMEDIA
  • ĐẸP+

Giấy phép số 43/GP-TTĐT STTTT cấp ngày 29/10/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Xuân Huy
Hotline: 0973.5555.99

No Result
View All Result
  • HOME
  • TIÊU ĐIỂM
  • THỜI SỰ
  • PHÁP LUẬT
    • TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
  • KINH TẾ
    • THỊ TRƯỜNG
  • DOANH NHÂN
  • GIAO THÔNG
  • MÔI TRƯỜNG
  • BẤT ĐỘNG SẢN
  • MULTIMEDIA
  • ĐẸP+